"Ném tiền qua cửa sổ" - Chúng ta chắc ai cũng từng một lần vướng phải tình cảnh này.
Ném tiền qua cửa sổ - có những món tiền nhỏ nên anh em không để ý.
Một thời gian sau những khoản nhỏ ấy tích tụ lại thành số tiền lớn.
Anh em mới hiểu tiền của mình đi đâu mất.
Đây là những thói quen ném tiền qua cửa sổ mà anh em nên tránh.
Đã không ít lần chúng ta chọn mua một thứ với giá rẻ hơn và đắc ý rằng mình đã vừa tậu được một món hời.
Cũng có người có suy nghĩ rằng: Cùng là một món đồ chức năng công dụng mẫu mã gần như nhau, sao phải chọn loại đắt tiền hơn?
Đúng, nhưng các ông nghe câu tiền nào của nấy rồi chứ?
Trừ một vài trường hợp đặc biệt thì những món đồ rẻ thường kém bền và có thời gian sử dụng ngắn hơn.
Khi bị hỏng, các ông phải trả tiền để sửa hoặc thậm chí là thay cái mới. Thế là lại thành ném tiền qua cửa sổ.
Chuyện mua sắm cho bản thân là việc cần sự chủ động của một người đàn ông trưởng thành.
Mục đích của giảm giá hình như tôi đã từng đề cập: Kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Chúng ta thường nghĩ thế này: Đang giảm giá mà không mua thì tiếc lắm, thôi cứ mua về rồi sau đó cần thì dùng.
Nhưng mà, không có sau đó.
Một khoản tiền bỏ ra để mua thứ bản thân không cần, dù lớn dù nhỏ thì đều lãng phí.
Bạn có đang cảm thấy mình đang có quá nhiều đồ đạc không? Nếu có, hãy tập sống tối giản.
Nếu các ông gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn và có thể rút bất kỳ lúc nào, thì chẳng biết một lúc nào đó cần tiền mua đôi giày hay chiếc đồng hồ mới, tiền tiết kiệm sẽ không cánh mà bay đâu.
Vậy, nên gửi tiết kiệm có kỳ hạn (nên ít nhất 1 năm) và rút ra trước kỳ hạn sẽ bị mất lãi.
Nếu các ông tiết kiệm bằng thẻ, hãy quên hết tất cả mật khẩu và không kết nối với bất kỳ dịch vụ thanh toán nào.
Chúng ta dễ thích nhiều thứ lắm. Nhất là khi trình độ chụp hình và chỉnh sửa hình ảnh ngày càng lên ngôi, nhìn gì cũng đẹp.
Nhưng trước khi quyết định mua một thứ gì đó, đặc biệt là thứ có giá trị lớn, hãy cho bản thân ít nhất là 1 tuần.
Nếu 1 tuần trôi qua mà các ông vẫn thích và cảm thấy bản thân cần mua, ít nhất thì việc mua cũng không hối hận.
Một trong những chiến lược tiết kiệm tiền phổ biến nhất là cắt giảm chi tiêu, vậy thì nên cắt giảm những gì?
Tôi đảm bảo các ông sẽ đem cả siêu thị về nhà nếu đi mua sắm mà không có danh sách những thứ cần mua.
Đặc biệt, khi bụng đói.
“Thanh lọc” nhà cửa không chỉ giúp các ông bán được kha khá những món đồ cũ không dùng đến, hoặc làm từ thiện, mà còn giúp tâm trí của các ông cũng được thanh lọc hơn.
Các ông cũng sẽ nhận ra rằng thì ra bản thân mình không cần nhiều đồ đạc đến thế.